Lập và sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ
Quỹ tích luỹ trả nợ được Chính phủ thành lập để tập trung các khoản thu hồi vốn cho vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ và các khoản thu phí bảo lãnh của Chính phủ nhằm đảm bảo khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ của các khoản vay về cho vay lại và dự phòng rủi ro phát sinh từ việc cho vay lại, bảo lãnh chính phủ.

Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định về lập, quản lý và sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ. Dự thảo nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quản lý Quỹ. Thủ tướng Chính phủ có các nhiệm vụ, quyền hạn: Quyết định việc sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ để xử lý rủi ro đối với cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ theo quy định tại Khoản 4, Điều 14 của Luật Quản lý nợ công, bao gồm quyết định về bên nhận ứng vốn, trị giá ứng vốn, lãi suất ứng vốn, thời hạn hoàn trả ứng vốn; quyết định việc khoanh nợ khoản ứng vốn hoặc cơ cấu lại khoản ứng vốn từ nguồn Quỹ bao gồm xóa lãi phạt, giảm lãi suất ứng vốn khi bên nhận ứng vốn gặp khó khăn do nguyên nhân bất khả kháng.

Bộ Tài chính có các nhiệm vụ, quyền hạn: Tổ chức quản lý toàn bộ nguồn thu và toàn bộ các khoản chi của Quỹ; thực hiện thu, chi Quỹ theo quy định tại Khoản 3, 4 Điều 56 Luật Quản lý nợ công và quy định tại Nghị định này; thực hiện quản lý và sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ theo quy định tại khoản 5 Điều 56 Luật quản lý nợ công...

Thực hiện thu của Quỹ

Theo dự thảo, các khoản thu hồi nợ từ các khoản vay về cho vay lại, thu phí quản lý cho vay lại, dự phòng rủi ro cho vay lại của Chính phủ thực hiện như sau: Đối với các khoản cho vay lại thông qua các cơ quan được ủy quyền cho vay lại: Căn cứ các quy định trong các hợp đồng ủy quyền cho vay lại, cơ quan cho vay lại thực hiện việc thu hồi nợ từ người vay lại và hoàn trả vào Quỹ.

Đối với các khoản cho vay lại được ủy quyền cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện theo dõi thu hồi nợ: Ngân hàng Phát triển Việt Nam thu hồi nợ từ dự án vào ngày đến hạn trả nợ theo quy định và tổng hợp các khoản thu hồi nợ và chuyển về cho Quỹ định kỳ hàng tháng. Thời điểm nộp về Quỹ chậm nhất là ngày 5 hàng tháng đối với các khoản thu hồi của tháng trước. Riêng các khoản thu hồi nợ của tháng 12 được nộp về Quỹ trước ngày 25 tháng 12, số trả chính thức của tháng 12 sẽ được đối chiếu và chuyển trả phần còn thiếu (nếu có) trong tháng 01 của năm tiếp theo.

Đối với các khoản cho vay lại trực tiếp ký giữa Bộ Tài chính và bên vay lại: Căn cứ vào các quy định tại Hợp đồng cho vay lại, người vay lại hoàn trả trực tiếp các khoản phải trả vào Quỹ đầy đủ, đúng hạn.

Sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ

Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ theo quy định tại Khoản 5, Điều 56 của Luật Quản lý nợ công được bảo toàn và phát triển thông qua các nghiệp vụ quản lý sau: Cho Ngân sách nhà nước vay. Trong trường hợp nguồn thu của Ngân sách nhà nước chưa tập trung kịp, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định việc sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ cho ngân sách nhà nước vay. Các điều kiện về thời hạn và lãi suất do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định cho từng khoản vay.

Bên cạnh đó, mua trái phiếu Chính phủ. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định mức sử dụng nguồn tạm thời nhàn rỗi để mua, mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ. Sử dụng dịch vụ tiền gửi có kỳ hạn, ủy thác quản lý vốn tại các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính trong nước.

Trường hợp do khoản ứng trả thay quá lớn và Quỹ không đủ nguồn để ứng trả thay, việc thiếu hụt nguồn được xử lý như sau: Thu hồi trước hạn các khoản tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính trong nước; thu hồi các khoản ủy thác quản lý vốn; bán ra các trái phiếu chính phủ đang nắm giữ (nếu có)…

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.


 

Đang truy cập: 4
Trong ngày: 114
Trong tuần: 1314
Lượt truy cập: 1593726
                        

Tel: (+848) 6680 3173 - 6675 5878  Fax: (+848) 3825 1727

Hotline: 0908 006 302 - 1913 569 727

Email: hcm@namvietluat.com - thanhdanh@namvietluat.com

Website: www.namvietluat.com - www.nguoinuocngoai.com