Trên cơ sở các hiệp định và các quy định của pháp luật hiện hành, công tác ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã được triển khai thực hiện một cách nghiêm túc và đạt được kết quả nhất định trong thực tế, góp phần khắc phục các sự cố xảy ra, giảm thiểu tối đa các thiệt hại về người, tài sản. Những năm qua Việt Nam thực hiện tốt việc hợp tác quốc tế về tìm kiếm cứu nạn; góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Tính từ năm 2006 đến nay đã phối hợp với các nước trên thế giới và khu vực cứu được 1.036 người, 107 phương tiện nước ngoài. Đặc biệt là tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cấp phép kịp thời cho 12 máy bay, 19 tàu của các nước (Singapore; Malaysia; Hoa Kỳ; Trung Quốc) phối hợp kiểm tra, kiểm soát và tham gia tìm kiếm vụ máy bay MH370 của Hàng không Malaysia mất tích năm 2014 theo đúng thông lệ quốc tế, được các nước trong khu vực và quốc tế đánh giá cao; góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn vẫn còn tồn tại những khó khăn bất cập trong quan hệ hợp tác do: Chưa có quy định về nguyên tắc, quyền hạn, trách nhiệm về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này; chưa quy định rõ các bộ, ngành, địa phương khi triển khai thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn, còn nhiều bất cập trong triển khai thực hiện.
Bên cạnh đó, việc bảo đảm cho thực hiện chưa được tiến hành thường xuyên nên hiệu quả còn chưa cao, kết quả của việc thu hút các nguồn lực tài chính, việc đầu tư nguồn lực cho hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này chưa được quan tâm đúng mức.
Khả năng hoạt động tìm kiếm cứu nạn nói chung, đặc biệt là hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển hiện nay là hoạt động mang tính toàn cầu, một vụ việc có thể liên quan đến nhiều quốc gia trong khu vực. Nỗ lực của riêng Việt Nam hay một quốc gia nào đó vẫn chưa đủ để ứng phó với những hậu quả khôn lường của thiên tai. Điều đó đòi hỏi các nước phải có sự phối hợp, hợp tác với các quốc gia láng giềng trong việc thường trực tiếp nhận, xử lý thông tin cấp cứu trên biển. Xu hướng hội nhập mạnh mẽ hơn trong thời gian tới càng đặt ra yêu cầu đối với công tác quản lý nhà nước về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn. Do vậy, việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động hợp tác quốc tế về tìm kiếm cứu nạn là hết sức cần thiết.
Từ những vấn đề nêu trên, cho thấy việc Chính phủ giao Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan soạn thảo Nghị định quy định về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn là hết sức cần thiết. Nghị định ban hành sẽ tạo hành lang pháp lý, định hướng lâu dài về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
Mời bạn đọc xem toàn văn hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định và góp ý tại đây.
Bài viết liên quan
CÁC BÀI CŨ HƠN
Tel: (+848) 6680 3173 - 6675 5878 Fax: (+848) 3825 1727 Hotline: 0908 006 302 - 1913 569 727 Email: hcm@namvietluat.com - thanhdanh@namvietluat.com Website: www.namvietluat.com - www.nguoinuocngoai.com |