Xử lý tài sản khi hợp tác xã giải thể
Để sử dụng có hiệu quả, tránh lãng phí tài sản, khi hợp tác xã (HTX) giải thể, phá sản, trước tiên thực hiện bàn giao cho cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước. Trong đó ưu tiên bàn giao cho các HTX khác nằm trên địa bàn, nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích cộng đồng dân cư tại địa bàn.

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 31/2018/TT-BTC hướng dẫn việc xử lý tài sản hình thành từ nhiều nguồn vốn khi HTX, liên hiệp HTX giải thể, phá sản.

Theo đó, để sử dụng có hiệu quả, tránh lãng phí tài sản, khi HTX giải thể, phá sản, trước tiên thực hiện bàn giao cho cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước. Trong đó ưu tiên bàn giao cho các HTX khác nằm trên địa bàn, nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích cộng đồng dân cư tại địa bàn.

Trường hợp không thực hiện bàn giao được thì thực hiện chuyển nhượng hoặc thanh lý tài sản cho tất cả các đối tượng có nhu cầu sử dụng; thanh lý tài sản thực hiện nếu tài sản đã hết khấu hao, lạc hậu, bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả.

HTX sau khi có giấy xác nhận về việc giải thể và quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký HTX, thực hiện kiểm kê tài sản; xác định rõ nguồn gốc hình thành tài sản, tỷ lệ phần vốn hỗ trợ, vốn từ nguồn quỹ đầu tư phát triển, vốn từ khoản được tặng, vốn tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia và tỷ lệ vốn đóng góp của các thành viên HTX trên nguyên giá của tài sản.

Đồng thời, tổ chức định giá tài sản không chia. Đối với những tài sản thực hiện phương thức chuyển nhượng, thanh lý tài sản bằng hình thức thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá hoặc thành lập Hội đồng định giá.

Đối với tài sản không chia của HTX là quyền sử dụng đất do Nhà nước giao, cho thuê đất thì thực hiện theo quy định pháp luật về đất đai. Trường hợp tài sản không còn hồ sơ, tài liệu để xác định nguồn gốc tài sản hoặc tỷ lệ từng loại nguồn vốn hình thành tài sản thì được xem như là tài sản không chia hình thành từ vốn hỗ trợ, trợ cấp của nhà nước và xử lý theo quy định điểm a, khoản 1 Điều 21 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP.

Việc chuyển nhượng, thanh lý tài sản phải thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.

Giá trị tài sản chuyển nhượng, thanh lý sau khi trừ chi phí chuyển nhượng, thanh lý tài sản và nộp thuế theo quy định, phần giá trị còn lại được phân chia theo tỷ lệ vốn trợ cấp, hỗ trợ của nhà nước; vốn từ quỹ đầu tư phát triển; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia...

Đối với trường hợp giải thể, phá sản mà vốn, tài sản của HTX không đủ để thanh toán các khoản nợ thì HTX được sử dụng khoản tiền thu được từ bàn giao, chuyển nhượng, thanh lý tài sản hình thành từ nhiều nguồn vốn để thanh toán các khoản nợ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP của Chính phủ.


 

Đang truy cập: 9
Trong ngày: 17
Trong tuần: 1293
Lượt truy cập: 1593076
                        

Tel: (+848) 6680 3173 - 6675 5878  Fax: (+848) 3825 1727

Hotline: 0908 006 302 - 1913 569 727

Email: hcm@namvietluat.com - thanhdanh@namvietluat.com

Website: www.namvietluat.com - www.nguoinuocngoai.com