Hướng dẫn thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 63/2018/NĐ-CPcủa Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Dự thảo Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, gồm: Lựa chọn sơ bộ dự án; lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (dự án PPP); lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và chuyển đổi hình thức đầu tư dự án đầu tư công sang dự án PPP; hợp đồng dự án…

Dự thảo nêu rõ, việc lựa chọn sơ bộ dự án nhằm xác định đúng các công trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ công được nghiên cứu đầu tư theo hình thức PPP.

Dự án được lựa chọn sơ bộ phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau: Phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phù hợp với lĩnh vực đầu tư quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 63/2018/NĐ-CP; không trùng lặp với các dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư; có khả năng thu hồi vốn cho nhà đầu tư; có yếu tố thuận lợi để thực hiện đầu tư (dự án đã thực hiện giải phóng mặt bằng; công trình phụ trợ, đấu nối đã được xây dựng; nguyên nhiên vật liệu, máy móc công nghệ sẵn có trên thị trường)...

Lập báo cáo nghiên cứu khả thi

Đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư được giao nhiệm vụ lập báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 29 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP, trên cơ sở hướng dẫn tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

Đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư được giao nhiệm vụ lập báo cáo nghiên cứu khả thi gửi đơn vị thẩm định 04 bộ hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi; đồng thời trình Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 01 bộ hồ sơ.

Đơn vị thẩm định tổ chức lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị có liên quan đối với báo cáo nghiên cứu khả thi theo phương thức lấy ý kiến bằng văn bản, trường hợp cần thiết có thể tổ chức họp thẩm định. Đơn vị thẩm định phải lấy ý kiến thẩm định về thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo pháp luật xây dựng đối với dự án có cấu phần xây dựng hoặc cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với dự án không có cấu phần xây dựng. 

Căn cứ hồ sơ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư và hồ sơ thẩm định của đơn vị thẩm định, cấp có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định 63/2018/NĐ-CP phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.


 

Đang truy cập: 19
Trong ngày: 154
Trong tuần: 1258
Lượt truy cập: 1592925
                        

Tel: (+848) 6680 3173 - 6675 5878  Fax: (+848) 3825 1727

Hotline: 0908 006 302 - 1913 569 727

Email: hcm@namvietluat.com - thanhdanh@namvietluat.com

Website: www.namvietluat.com - www.nguoinuocngoai.com