Đề xuất về xử lý động vật rừng là tang vật do nhân dân tự nguyện giao nộp Nhà nước
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Thông tư hướng dẫn xử lý động vật rừng là tang vật, vật chứng; do tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp Nhà nước.

Dự thảo nêu rõ, việc quản lý tang vật tạm giữ trong xử lý vi phạm phải bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, vật chứng tạm giữ trong vụ án hình sự phải bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về tố tụng hình sự và pháp luật khác có liên quan về tạm giữ tang vật, vật chứng.

Tang vật, vật chứng là động vật rừng còn sống phải tổ chức nuôi, chăm sóc đảm bảo an toàn, tránh rủi ro để động vật bị chết, không để ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.

Tang vật, vật chứng là động vật rừng đã chết hoặc bộ phận, sản phẩm động vật rừng cần bảo đảm giữ nguyên trạng thì áp dụng các biện pháp bảo quản phù hợp với từng loại tang vật, vật chứng.

Thả lại môi trường tự nhiên

Theo dự thảo, biện pháp thả lại môi trường tự nhiên được áp dụng đối với động vật rừng còn sống, khoẻ mạnh khi đáp ứng các điều kiện: Có phương án xử lý thả lại động vật rừng về tự nhiên được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; xác định được nơi có môi trường tự nhiên phù hợp với sinh cảnh và phân bố tự nhiên của loài cá thể động vật rừng đó; có biên bản của cơ quan thú y hoặc cơ quan chuyên môn có chức năng xác nhận động vật rừng khoẻ mạnh, có thể tái hoà nhập khi thả lại môi trường tự nhiên;

Đối với động vật rừng còn sống hoặc đã chết, bộ phận cơ thể, dẫn xuất, sản phẩm động vật rừng được thực hiện chuyển giao cho các cơ sở nuôi bảo tồn, cơ sở nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành để trưng bày vì mục đích giáo dục bảo tồn khi đáp ứng điều kiện: Có phương án xử lý chuyển giao cho các cơ sở nuôi bảo tồn, cơ sở nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành để trưng bày vì mục đích giáo dục bảo tồn được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; cơ sở tiếp nhận có chức năng, nhiệm vụ nuôi bảo tồn, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, trưng bày vì mục đích giáo dục bảo tồn; cơ sở tiếp nhận có cơ sở vật chất phù hợp, an toàn để nuôi, chăm sóc đối với động vật rừng sống; có các điều kiện về bảo quản, chuyên môn đối với động vật rừng đã chết, bộ phận cơ thể, dẫn xuất, sản phẩm động vật rừng.

Biện pháp tiêu hủy sẽ được áp dụng đối với động vật rừng bao gồm cá thể còn sống hay đã chết, bộ phận cơ thể, dẫn xuất, sản phẩm động vật rừng mang mầm bệnh, bị hư hỏng gây ô nhiễm môi trường; thuộc đối tượng bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật hoặc không xử lý được bằng các biện pháp quy định khác. Việc tiêu huỷ phải đảm bản an toàn vệ sinh môi trường theo các quy định của pháp luật.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.


 

Đang truy cập: 13
Trong ngày: 163
Trong tuần: 1019
Lượt truy cập: 1592298
                        

Tel: (+848) 6680 3173 - 6675 5878  Fax: (+848) 3825 1727

Hotline: 0908 006 302 - 1913 569 727

Email: hcm@namvietluat.com - thanhdanh@namvietluat.com

Website: www.namvietluat.com - www.nguoinuocngoai.com