Theo đó, mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được đề xuất như sau:
Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động và do người sử dụng lao động đóng. Đối với người lao động được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình tiền lương đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp căn cứ vào mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội. Đối với người lao động được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội mức tiền lương đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp căn cứ vào mức lương cơ sở. (1)
Theo dự thảo, người sử dụng lao động trong các cơ quan Đảng, đoàn thể, lực lượng vũ trang, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (hành chính sự nghiệp) hằng tháng đóng 0,5% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. (2)
Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 0,7% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trừ các trường hợp (2) và các trường hợp (3), (4) sau:
Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 0,5% trên quỹ lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Thực hiện việc báo cáo định kỳ tai nạn lao động và an toàn, vệ sinh lao động trong 3 năm liền kề trước thời điểm đề xuất điều chỉnh mức đóng trung thực, chính xác và đầy đủ mẫu biểu, đúng nội dung và thời gian theo quy định; không có vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động trong 3 năm liền kề trước thời điểm đề xuất điều chỉnh mức đóng; giảm 50% tần suất tai nạn lao động (bao gồm cả các trường hợp bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở) tính từ năm liền kề năm đề xuất điều chỉnh so với tần suất tai nạn lao động trung bình 3 năm liền kề tính từ năm trước năm đề xuất điều chỉnh đối với doanh nghiệp thuộc ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc giảm 75% tần suất tai nạn lao động (bao gồm cả các trường hợp bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở) tính từ năm liền kề năm đề xuất điều chỉnh so với tần suất tai nạn lao động trung bình 3 năm liền kề tính từ năm trước năm đề xuất điều chỉnh đối với doanh nghiệp còn lại; chi phí thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động bình quân trong 3 năm liền kề trước thời điểm đề xuất điều chỉnh mức đóng bằng ít nhất 0,3% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động; đạt được chứng nhận tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018. (3)
Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 0,3% trên quỹ lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Thực hiện việc báo cáo định kỳ tai nạn lao động và an toàn, vệ sinh lao động trong 3 năm liền kề trước thời điểm đề xuất điều chỉnh mức đóng trung thực, chính xác và đầy đủ mẫu biểu, đúng nội dung và thời gian theo quy định; không có vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động trong 3 năm liền kề trước thời điểm đề xuất điều chỉnh mức đóng; giảm 75% tần suất tai nạn lao động (bao gồm cả các trường hợp bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở) tính từ năm liền kề năm đề xuất điều chỉnh so với tần suất tai nạn lao động trung bình 3 năm liền kề tính từ năm trước năm đề xuất điều chỉnh đối với doanh nghiệp thuộc ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc không để xảy ra tai nạn lao động (bao gồm cả các trường hợp bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở) tính từ 3 năm liền kề năm đề xuất điều chỉnh đối với doanh nghiệp còn lại; chi phí thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động bình quân trong 3 năm liền kề trước thời điểm đề xuất điều chỉnh mức đóng bằng ít nhất 0,5% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động; đạt được chứng nhận tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018. (4)
Người sử dụng lao động thuộc trường hợp (2, 3) nêu trên hằng tháng đóng 1% trên quỹ lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động nếu bị phát hiện khai báo gian dối, làm giả hồ sơ đánh giá về an toàn, vệ sinh lao động theo kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Theo dự thảo, người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hằng tháng theo quy định trên (trừ trường hợp (1) nêu trên); phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng một lần. Căn cứ vào khả năng bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Chính phủ xem xét điều chỉnh mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp này từ ngày 1/1/2025.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Bài viết liên quan
CÁC BÀI CŨ HƠN
Tel: (+848) 6680 3173 - 6675 5878 Fax: (+848) 3825 1727 Hotline: 0908 006 302 - 1913 569 727 Email: hcm@namvietluat.com - thanhdanh@namvietluat.com Website: www.namvietluat.com - www.nguoinuocngoai.com |