Thuế-Phí-Lệ phí:

  1. 1.      PHÍ CÔNG CHỨNG BẢN DỊCH LÀ 50.000 ĐỒNG/TRANG

Nội dung này được nêu tại Thông tư liên tịch số 115/2015/TTLT-BTC-BTP do Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp ban hành ngày 11/08/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 19/01/2012 hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng.

Theo đó, mức phí 50.000 đồng/trang được quy định đối với công chứng bản dịch thứ nhất; trường hợp người yêu cầu công chứng cần nhiều bản dịch thì từ bản dịch thứ hai trở lên thu 5.000 đồng/trang đối với trang thứ nhất và trang thứ hai; từ trang thứ ba trở lên thu 3.000 đồng/trang nhưng mức tối đa không quá 200.000 đồng/bản. Tương tự, mức phí chứng thực bản sao từ bản chính là 2.000đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ hai; từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang nhưng mức thu tối đa cũng không quá 200.000 đồng/bản. Riêng phí chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản được quy định là 10.000 đồng/trường hợp.

Ngoài ra, Thông tư liên tịch này cũng điều chỉnh một số mức phí công chứng khác, trong đó, phí công chứng hợp đồng ủy quyền và phí công chứng di chúc đều là 50.000 đồng/trường hợp (trước đây là 40.000 đồng/trường hợp); phí công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch là 25.000 đồng/trường hợp (trước đây là 20.000 đồng/trường hợp).

Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29/09/2015.

Lao động-Tiền lương-Phụ cấp:

  1. 2.      MỨC HƯỞNG TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP HÀNG THÁNG BẰNG TỐI ĐA 5 LẦN LƯƠNG TỐI THIỂU

Ngày 31/07/2015, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/03/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.

Theo Thông tư này, trường hợp người lao động (NLĐ) đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định mà mức tiền lương tháng của NLĐ cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì người sử dụng lao động và NLĐ phải đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức tiền lương bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng từ ngày 01/01/2015 trở đi. Tuy nhiên, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng của NLĐ tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu; trường hợp NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa cũng không quá 05 lần mức lương cơ sở.

Thông tư cũng quy định trước ngày 01/01/2015, người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng với NLĐ, tính đến ngày 01/01/2015 thời hạn hợp đồng còn ít nhất 03 tháng trở lên thì người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ kể từ ngày 01/01/2015 trở đi.

Cũng theo yêu cầu Thông tư này, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập và nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của NLĐ cho tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động của NLĐ thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2015; tuy nhiên, các chế độ quy định tại Thông tư được áp dụng từ ngày 01/01/2015.

  1. 3.      THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ ĐƯỢC TỔ CHỨC ĐỊNH KỲ ÍT NHẤT 1 LẦN/NĂM

Đây là nội dung của Thông tư số 29/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/07/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể và giải quyết tranh chấp lao động quy định tại Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.

Cụ thể, thương lượng tập thể định kỳ giữa người lao động và người sử dụng lao động phải được tiến hành ít nhất mỗi năm một lần; khoảng cách giữa hai lần liền kề tối đa không quá 12 tháng; đại diện hai bên thương lượng thỏa thuận về số lần, thời gian tiến hành thương lượng tập thể định kỳ hàng năm và thống nhất bằng văn bản có chữ ký của các bên tham gia để làm căn cứ tiến hành thương lượng. Nội dung của thương lương tập thể tập trung vào các vấn đề như: Tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp và nâng lương; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca; bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động…

Riêng về vấn đề thương lượng bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động trong trường hợp người lao động đình công bất hợp pháp, Thông tư chỉ rõ, nếu tổ chức công đoàn lãnh đạo đình công không đồng ý với yêu cầu bồi thường thiệt hại của người sử dụng lao động, tổ chức công đoàn phải có văn bản yêu cầu người sử dụng lao động tổ chức thương lượng trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại của người sử dụng lao động. Khi nhận được yêu cầu, trong vòng 03 ngày làm việc, người sử dụng lao động trao đổi, thống nhất với đại diện tổ chức công đoàn lãnh đạo đình công về thời gian, địa điểm, thành phần tham gia phiên họp thương lượng…

Sau khi thương lượng, trường hợp hai bên thống nhất nội dung thương lượng thì có trách nhiệm thực hiện các nội dung đã thỏa thuận; trường hợp không thông nhất thì một trong hai bên có quyền yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2015; thay thế Thông tư số 23/2007/TT-BLĐTBXH ngày 23/10/2007.

 Đất đai-Nhà ở:

  1. 4.      TP. HỒ CHÍ MINH MIỄN, GIẢM TIỀN THUÊ ĐẤT  CHO CƠ SỞ THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành Quyết định số 39/2015/QĐ-UBND ngày 11/08/2015 về chế độ miễn, giảm tiền thuê đất đối với các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao, môi trường, giám định tư pháp trên địa bàn Thành phố.

Quyết định nêu rõ, tại khu vực quận 1, quận 3, quận 4, quận 5, quận 10, quận Phú Nhuận, Khu A khu đô thị mới Nam Thành phố, Khu đô thị mới Thủ Thiêm, cơ sở thực hiện xã hội hóa có dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư sẽ được miễn 11 năm tiền thuê đất; có dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư được miễn 03 năm tiền thuê đất. 

Với các khu vực còn lại, cơ sở xã hội hóa được lựa chọn chế độ miễn tiền thuê đất theo lĩnh vực đầu tư hoặc giảm tiền thuê đất. Nếu lựa chọn miễn tiền thuê đất, cơ sở xã hội hóa sẽ được miễn 11 năm tiền thuê đất (nếu dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư) hoặc 03 năm tiền thuê đất (nếu dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư); nếu lựa chọn giảm tiền thuê đất, cơ sở xã hội hóa sẽ được giảm từ 50% - 80% tiền thuê đất phải nộp, tùy từng khu vực.

Trường  hợp có từ 02 nhà đầu tư trở lên cùng đăng ký lựa chọn một địa điểm để thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực xã hội hóa thì Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm phối hợp với các Sở, ngành liên quan thực hiện lựa chọn nhà đầu tư đáp ứng cao nhất các tiêu chí về quy mô, chất lượng, hiệu quả theo quy định về đấu thầu và đất đai.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/08/2015.

Giao thông:

  1. 5.      CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM LÀ NHÀ CHỨC TRÁCH HÀNG KHÔNG

Tại Nghị định số 66/2015/NĐ-CP ngày 12/08/2015 về Nhà chức trách hàng không, Chính phủ đã quy định Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải trở thành Nhà chức trách hàng không. Do đó, khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, Nhà chức trách hàng không được sử dụng con dấu có hình Quốc huy của Cục Hàng không Việt Nam; sử dụng tên giao dịch quốc tế của Cục Hàng không Việt Nam là “Civil Aviation Authority of Vietnam”.

Nhà chức trách hàng không có quyền ban hành chỉ thị, huấn lệnh để đảm bảo việc tuân thủ các quy định về an toàn, an ninh hàng không và duy trì hoạt động đồng bộ của dây chuyền vận chuyển hàng không; thực hiện các biện pháp khẩn cấp như ra quyết định tạm ngừng hoạt động bay tại sân bay trong trường hợp cần thiết vì lý do thiên tai hoặc khẩn nguy sân bay; đình chỉ chuyến bay; đình chỉ hoạt động của tàu bay, phương tiện, thiết bị chuyên ngành hàng không trong trường hợp uy hiếp an toàn, an ninh hàng không; đình chỉ hoạt động của nhân viên hàng không trong các trường hợp vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn hàng không…

Bên cạnh đó, Nhà chức trách hàng không cũng có trách nhiệm thiết lập hệ thống báo cáo sự cố, tai nạn hàng không trong ngành hàng không; tổ chức việc điều tra, phân tích, xác minh và đánh giá các tình huống uy hiếp an toàn, an ninh hàng không, sự cố, tai nạn hàng không; chỉ đạo, giám sát việc xử lý, khắc phục các tình huống uy hiếp an toàn, an ninh hàng không, sự cố, tai nạn hàng không; ban hành các khuyến cáo, chỉ thị cần thiết nhằm phòng ngừa, ngăn chặn sự cố, tai nạn hàng không…

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2015.

Cán bộ-Công chức-Viên chức:

  1. 6.      HÀ NỘI GIẢM CHỈ TIÊU TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC NGẠCH GIÁO VIÊN

Ngày 06/08/2015, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã ký Quyết định số 3763/QĐ-UBND về việc điều chỉnh chỉ tiêu tuyển dụng viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung  học cơ sở công lập trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã của TP. Hà Nội năm 2015.

Theo Quyết định số 3446/QĐ-UBND được ban hành trước đó, trong năm 2015, Hà Nội sẽ tuyển dụng 4286 viên chức ngạch giáo viên và 173 viên chức ngạch nhân viên; tuy nhiên, tại Quyết định mới này, UBND TP. Hà Nội đã điều chỉnh lại chỉ tiêu tuyển dụng theo hướng giảm chỉ tiêu viên chức ngạch giáo viên, chỉ còn 4239 chỉ tiêu (bao gồm 928 giáo viên trung học cơ sở; 942 giáo viên tiểu học; 2369 giáo viên mầm non) và tăng chỉ tiêu viên chức ngạch nhân viên lên 175 chỉ tiêu.

Ngoài việc điều chỉnh như trên, các nội dung khác vẫn được giữ nguyên như Quyết định số 3446/QĐ-UBND, cụ thể như: Người đăng ký dự tuyển phải có hộ khẩu thường trú Hà Nội; trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì phải là Thủ khoa xuất sắc các trường đại học được Chủ tịch UBND TP. Hà Nội tặng bằng khen. Đồng thời, nếu là Thủ khoa xuất sắc cũng sẽ được xét tuyển đặc cách…

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Văn hóa-Thể thao-Du lịch:

  1. 7.      DU LỊCH SẼ LÀ NGÀNH MŨI NHỌN CỦA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ

Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (sau đây gọi là Vùng) đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã được phê duyệt bởi Quyết định số 1355/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 14/08/2015. Vùng này bao gồm 07 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Quảng Ninh.

Với định hướng phát triển ngành du lịch của Vùng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hình thành những sản phẩm du lịch đặc thù có thương hiệu và sức cạnh tranh cao, Quy hoạch này đề ra mục tiêu đến năm 2025, Vùng đón khoảng 09 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ hơn 26 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu nhập từ du lịch đạt khoảng 170.000 tỷ đồng; tạo được khoảng 350.000 việc làm trực tiếp…  

Để đạt được mục tiêu này, cần tập trung đầu tư, phát triển nhóm sản phẩm du lịch đặc trưng của Vùng như: Du lịch gắn với các giá trị của nền văn minh sông Hồng; du lịch văn hóa; du lịch tâm linh; du lịch biển đảo… Đồng thời, phát triển mạnh các khu, điểm du lịch quốc gia và đô thị du lịch, trong đó có: Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội); khu du lịch Ba Vì - Suối Hai (Hà Nội); khu du lịch Tam Đảo (Vĩnh Phúc); khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương); khu du lịch Hạ Long - Cát Bà (Quảng Ninh, Hải Phòng)…

Bên cạnh chủ trương phát triển du lịch, Quy hoạch này còn nhấn mạnh tới yêu cầu bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của Vùng; phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và đầu tư, phát triển thể dục - thể thao…

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

 Chính sách kinh tế-xã hội:

  1. 8.      HỘ NGHÈO ĐƯỢC VAY ĐẾN 25 TRIỆU ĐỒNG ĐỂ XÂY, SỬA NHÀ Ở

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/08/2015 về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 (Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2), hướng tới mục tiêu hỗ trợ nhà ở cho khoảng 311.000 hộ nghèo ở khu vực nông thôn, đảm bảo nhà ở an toàn, ổn định, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Theo đó, hộ gia đình thuộc hộ nghèo, chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ, không có khả năng tự cải thiện nhà ở và chưa được hỗ trợ nhà ở từ các chương trình, chính sách hỗ trợ khác… sẽ được vay vốn với mức tối đa 25 triệu đồng/hộ từ Ngân hàng Chính sách xã hội để xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở. Lãi suất vay là 3%/năm; thời hạn vay là 15 năm, trong đó thời gian ân hạn là 05 năm; thời gian trả nợ tối đa là 10 năm, bắt đầu từ năm thứ 6, mức trả nợ mỗi năm tối thiểu là 10% tổng số vốn đã vay.

Sau khi được hỗ trợ, các hộ gia đình phải xây dựng được nhà mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở đang có, đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 24m2 (đối với hộ độc thân không nơi nương tựa, có thể xây dựng nhà với diện tích nhỏ hơn nhưng không thấp hơn 18m2) và phải đảm bảo nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng; an toàn khi xảy ra bão, tố, lốc; tuổi thọ căn nhà từ 10 năm trở lên.

Hộ gia đình được hỗ trợ xây dựng mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định. Tuy nhiên, chỉ được chuyển nhượng sau khi đã trả hết nợ vay (cả gốc và lãi) cho Ngân hàng Chính sách xã hội.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2015.

Hành chính:

  1. 9.      CẤP THẺ BHYT CÙNG ĐĂNG KÝ KHAI SINH TRONG TỐI ĐA 20 NGÀY

Ngày 13/08/2015, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ký Quyết định số 1500/QĐ-BTP về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, ban hành mới trong lĩnh vực hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp; trong đó quy định rất cụ thể về việc liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, cấp Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi.

Cụ thể, người có yêu cầu trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “Một cửa” của UBND cấp xã; hồ sơ gồm: Tờ khai đăng ký khai sinh; Giấy chứng sinh; Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; Sổ hộ khẩu của cha, mẹ (bản chính); Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế.

Thời hạn thực hiện liên thông các thủ tục này tối đa không quá 20 ngày làm việc,  kể từ ngày nộp đủ hồ sơ; trường hợp hồ sơ, thông tin chưa đầy đủ, chưa đúng… thì thời hạn giải quyết được kéo dài thêm không quá 02 ngày làm việc; trường hợp UBND xã cách xa trụ sở cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp huyện từ 50km trở lên, giao thông đi lại khó khăn, chưa được kết nối Internet thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.

Khi thực hiện thủ tục này, cá nhân được miễn lệ phí cấp Thẻ bảo hiểm y tế và đăng ký khai sinh nhưng phải đóng lệ phí đăng ký thường trú với mức tối đa là 15.000 đồng/lần đối với các quận của thành phố trực thuộc trung ương hoặc phường nội thành của thành phố thuộc tỉnh; đối với khu vực khác, mức lệ phí tối đa bằng 50% mức nêu trên. Đồng thời, không thu lệ phí đối với trường hợp con dưới 18 tuổi của liệt sĩ, thương binh; hộ gia đình thuộc diện xóa đói, giảm nghèo; công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao… 

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Công nghiệp:

10. NĂM 2016, THÍ ĐIỂM THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký Quyết định số 8266/QĐ-BCT ngày 10/08/2015 phê duyệt Thiết kế chi tiết thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam, trong đó quy định các nhà máy điện sử dụng năng lượng gió mặt trời, địa nhiệt không phân biệt mức công suất đặt; các nhà máy thủy điện có công suất đặt từ 30MW trở xuống và các nguồn điện nhập khẩu không được tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh.

Theo Thiết kế, năm 2016, sẽ vận hành thí điểm bước 1 thị trường bán buôn điện cạnh tranh; các cơ chế của thị trường như phân bổ hợp đồng, thanh toán, bù chéo... được tính toán mô phỏng trên giấy. Trong giai đoạn này, Bộ cũng khẳng định sẽ thực hiện tái cơ cấu ngành điện theo Đề án và lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đào tạo cơ bản và chuyên sâu cho các thành viên thị trường điện.

Giai đoạn từ năm 2017 - 2018, sẽ thử nghiệm các cơ chế vận hành của thị trường bán buôn điện cạnh tranh trong thực tế; hoàn thành chuyển đổi Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia thành đơn vị hạch toán độc lập thuộc Tập đoàn Điện lực  Việt Nam trong năm 2017; hoàn thiện và vận hành thử nghiệm hệ thống công nghệ thông tin quản lý vận hành thị trường điện; tiếp tục thực hiện và hoàn thành công tác đào tạo cho các thành viên tham gia thị trường điện. Đến năm 2019, sẽ chính thức vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh.

Các đơn vị phát điện, các Tổng công ty Điện lực, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia và Công ty mua bán điện có trách nhiệm đầu tư, nâng cấp các trang thiết bị cần thiết phục vụ việc tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh theo thiết kế đã được duyệt trong phạm vi quản lý của đơn vị; chuẩn bị nguồn nhân lực, chủ động tham gia các chương trình đào tạo và bố trí nguồn kinh phí cho việc đào tạo nâng cao năng lực cho các đơn vị thành viên và hoàn thành các công tác chuẩn bị tham gia vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh trước tháng 12/2015...

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

 

Thuế-Phí-Lệ phí:

  1. 1.      PHÍ CÔNG CHỨNG BẢN DỊCH LÀ 50.000 ĐỒNG/TRANG

Nội dung này được nêu tại Thông tư liên tịch số 115/2015/TTLT-BTC-BTP do Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp ban hành ngày 11/08/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 19/01/2012 hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng.

Theo đó, mức phí 50.000 đồng/trang được quy định đối với công chứng bản dịch thứ nhất; trường hợp người yêu cầu công chứng cần nhiều bản dịch thì từ bản dịch thứ hai trở lên thu 5.000 đồng/trang đối với trang thứ nhất và trang thứ hai; từ trang thứ ba trở lên thu 3.000 đồng/trang nhưng mức tối đa không quá 200.000 đồng/bản. Tương tự, mức phí chứng thực bản sao từ bản chính là 2.000đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ hai; từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang nhưng mức thu tối đa cũng không quá 200.000 đồng/bản. Riêng phí chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản được quy định là 10.000 đồng/trường hợp.

Ngoài ra, Thông tư liên tịch này cũng điều chỉnh một số mức phí công chứng khác, trong đó, phí công chứng hợp đồng ủy quyền và phí công chứng di chúc đều là 50.000 đồng/trường hợp (trước đây là 40.000 đồng/trường hợp); phí công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch là 25.000 đồng/trường hợp (trước đây là 20.000 đồng/trường hợp).

Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29/09/2015.

Lao động-Tiền lương-Phụ cấp:

  1. 2.      MỨC HƯỞNG TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP HÀNG THÁNG BẰNG TỐI ĐA 5 LẦN LƯƠNG TỐI THIỂU

Ngày 31/07/2015, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/03/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.

Theo Thông tư này, trường hợp người lao động (NLĐ) đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định mà mức tiền lương tháng của NLĐ cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì người sử dụng lao động và NLĐ phải đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức tiền lương bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng từ ngày 01/01/2015 trở đi. Tuy nhiên, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng của NLĐ tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu; trường hợp NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa cũng không quá 05 lần mức lương cơ sở.

Thông tư cũng quy định trước ngày 01/01/2015, người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng với NLĐ, tính đến ngày 01/01/2015 thời hạn hợp đồng còn ít nhất 03 tháng trở lên thì người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ kể từ ngày 01/01/2015 trở đi.

Cũng theo yêu cầu Thông tư này, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập và nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của NLĐ cho tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động của NLĐ thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2015; tuy nhiên, các chế độ quy định tại Thông tư được áp dụng từ ngày 01/01/2015.

  1. 3.      THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ ĐƯỢC TỔ CHỨC ĐỊNH KỲ ÍT NHẤT 1 LẦN/NĂM

Đây là nội dung của Thông tư số 29/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/07/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể và giải quyết tranh chấp lao động quy định tại Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.

Cụ thể, thương lượng tập thể định kỳ giữa người lao động và người sử dụng lao động phải được tiến hành ít nhất mỗi năm một lần; khoảng cách giữa hai lần liền kề tối đa không quá 12 tháng; đại diện hai bên thương lượng thỏa thuận về số lần, thời gian tiến hành thương lượng tập thể định kỳ hàng năm và thống nhất bằng văn bản có chữ ký của các bên tham gia để làm căn cứ tiến hành thương lượng. Nội dung của thương lương tập thể tập trung vào các vấn đề như: Tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp và nâng lương; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca; bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động…

Riêng về vấn đề thương lượng bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động trong trường hợp người lao động đình công bất hợp pháp, Thông tư chỉ rõ, nếu tổ chức công đoàn lãnh đạo đình công không đồng ý với yêu cầu bồi thường thiệt hại của người sử dụng lao động, tổ chức công đoàn phải có văn bản yêu cầu người sử dụng lao động tổ chức thương lượng trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại của người sử dụng lao động. Khi nhận được yêu cầu, trong vòng 03 ngày làm việc, người sử dụng lao động trao đổi, thống nhất với đại diện tổ chức công đoàn lãnh đạo đình công về thời gian, địa điểm, thành phần tham gia phiên họp thương lượng…

Sau khi thương lượng, trường hợp hai bên thống nhất nội dung thương lượng thì có trách nhiệm thực hiện các nội dung đã thỏa thuận; trường hợp không thông nhất thì một trong hai bên có quyền yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2015; thay thế Thông tư số 23/2007/TT-BLĐTBXH ngày 23/10/2007.

 Đất đai-Nhà ở:

  1. 4.      TP. HỒ CHÍ MINH MIỄN, GIẢM TIỀN THUÊ ĐẤT  CHO CƠ SỞ THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành Quyết định số 39/2015/QĐ-UBND ngày 11/08/2015 về chế độ miễn, giảm tiền thuê đất đối với các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao, môi trường, giám định tư pháp trên địa bàn Thành phố.

Quyết định nêu rõ, tại khu vực quận 1, quận 3, quận 4, quận 5, quận 10, quận Phú Nhuận, Khu A khu đô thị mới Nam Thành phố, Khu đô thị mới Thủ Thiêm, cơ sở thực hiện xã hội hóa có dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư sẽ được miễn 11 năm tiền thuê đất; có dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư được miễn 03 năm tiền thuê đất. 

Với các khu vực còn lại, cơ sở xã hội hóa được lựa chọn chế độ miễn tiền thuê đất theo lĩnh vực đầu tư hoặc giảm tiền thuê đất. Nếu lựa chọn miễn tiền thuê đất, cơ sở xã hội hóa sẽ được miễn 11 năm tiền thuê đất (nếu dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư) hoặc 03 năm tiền thuê đất (nếu dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư); nếu lựa chọn giảm tiền thuê đất, cơ sở xã hội hóa sẽ được giảm từ 50% - 80% tiền thuê đất phải nộp, tùy từng khu vực.

Trường  hợp có từ 02 nhà đầu tư trở lên cùng đăng ký lựa chọn một địa điểm để thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực xã hội hóa thì Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm phối hợp với các Sở, ngành liên quan thực hiện lựa chọn nhà đầu tư đáp ứng cao nhất các tiêu chí về quy mô, chất lượng, hiệu quả theo quy định về đấu thầu và đất đai.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/08/2015.

Giao thông:

  1. 5.      CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM LÀ NHÀ CHỨC TRÁCH HÀNG KHÔNG

Tại Nghị định số 66/2015/NĐ-CP ngày 12/08/2015 về Nhà chức trách hàng không, Chính phủ đã quy định Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải trở thành Nhà chức trách hàng không. Do đó, khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, Nhà chức trách hàng không được sử dụng con dấu có hình Quốc huy của Cục Hàng không Việt Nam; sử dụng tên giao dịch quốc tế của Cục Hàng không Việt Nam là “Civil Aviation Authority of Vietnam”.

Nhà chức trách hàng không có quyền ban hành chỉ thị, huấn lệnh để đảm bảo việc tuân thủ các quy định về an toàn, an ninh hàng không và duy trì hoạt động đồng bộ của dây chuyền vận chuyển hàng không; thực hiện các biện pháp khẩn cấp như ra quyết định tạm ngừng hoạt động bay tại sân bay trong trường hợp cần thiết vì lý do thiên tai hoặc khẩn nguy sân bay; đình chỉ chuyến bay; đình chỉ hoạt động của tàu bay, phương tiện, thiết bị chuyên ngành hàng không trong trường hợp uy hiếp an toàn, an ninh hàng không; đình chỉ hoạt động của nhân viên hàng không trong các trường hợp vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn hàng không…

Bên cạnh đó, Nhà chức trách hàng không cũng có trách nhiệm thiết lập hệ thống báo cáo sự cố, tai nạn hàng không trong ngành hàng không; tổ chức việc điều tra, phân tích, xác minh và đánh giá các tình huống uy hiếp an toàn, an ninh hàng không, sự cố, tai nạn hàng không; chỉ đạo, giám sát việc xử lý, khắc phục các tình huống uy hiếp an toàn, an ninh hàng không, sự cố, tai nạn hàng không; ban hành các khuyến cáo, chỉ thị cần thiết nhằm phòng ngừa, ngăn chặn sự cố, tai nạn hàng không…

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2015.

Cán bộ-Công chức-Viên chức:

  1. 6.      HÀ NỘI GIẢM CHỈ TIÊU TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC NGẠCH GIÁO VIÊN

Ngày 06/08/2015, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã ký Quyết định số 3763/QĐ-UBND về việc điều chỉnh chỉ tiêu tuyển dụng viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung  học cơ sở công lập trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã của TP. Hà Nội năm 2015.

Theo Quyết định số 3446/QĐ-UBND được ban hành trước đó, trong năm 2015, Hà Nội sẽ tuyển dụng 4286 viên chức ngạch giáo viên và 173 viên chức ngạch nhân viên; tuy nhiên, tại Quyết định mới này, UBND TP. Hà Nội đã điều chỉnh lại chỉ tiêu tuyển dụng theo hướng giảm chỉ tiêu viên chức ngạch giáo viên, chỉ còn 4239 chỉ tiêu (bao gồm 928 giáo viên trung học cơ sở; 942 giáo viên tiểu học; 2369 giáo viên mầm non) và tăng chỉ tiêu viên chức ngạch nhân viên lên 175 chỉ tiêu.

Ngoài việc điều chỉnh như trên, các nội dung khác vẫn được giữ nguyên như Quyết định số 3446/QĐ-UBND, cụ thể như: Người đăng ký dự tuyển phải có hộ khẩu thường trú Hà Nội; trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì phải là Thủ khoa xuất sắc các trường đại học được Chủ tịch UBND TP. Hà Nội tặng bằng khen. Đồng thời, nếu là Thủ khoa xuất sắc cũng sẽ được xét tuyển đặc cách…

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Văn hóa-Thể thao-Du lịch:

  1. 7.      DU LỊCH SẼ LÀ NGÀNH MŨI NHỌN CỦA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ

Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (sau đây gọi là Vùng) đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã được phê duyệt bởi Quyết định số 1355/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 14/08/2015. Vùng này bao gồm 07 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Quảng Ninh.

Với định hướng phát triển ngành du lịch của Vùng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hình thành những sản phẩm du lịch đặc thù có thương hiệu và sức cạnh tranh cao, Quy hoạch này đề ra mục tiêu đến năm 2025, Vùng đón khoảng 09 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ hơn 26 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu nhập từ du lịch đạt khoảng 170.000 tỷ đồng; tạo được khoảng 350.000 việc làm trực tiếp…  

Để đạt được mục tiêu này, cần tập trung đầu tư, phát triển nhóm sản phẩm du lịch đặc trưng của Vùng như: Du lịch gắn với các giá trị của nền văn minh sông Hồng; du lịch văn hóa; du lịch tâm linh; du lịch biển đảo… Đồng thời, phát triển mạnh các khu, điểm du lịch quốc gia và đô thị du lịch, trong đó có: Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội); khu du lịch Ba Vì - Suối Hai (Hà Nội); khu du lịch Tam Đảo (Vĩnh Phúc); khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương); khu du lịch Hạ Long - Cát Bà (Quảng Ninh, Hải Phòng)…

Bên cạnh chủ trương phát triển du lịch, Quy hoạch này còn nhấn mạnh tới yêu cầu bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của Vùng; phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và đầu tư, phát triển thể dục - thể thao…

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

 Chính sách kinh tế-xã hội:

  1. 8.      HỘ NGHÈO ĐƯỢC VAY ĐẾN 25 TRIỆU ĐỒNG ĐỂ XÂY, SỬA NHÀ Ở

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/08/2015 về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 (Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2), hướng tới mục tiêu hỗ trợ nhà ở cho khoảng 311.000 hộ nghèo ở khu vực nông thôn, đảm bảo nhà ở an toàn, ổn định, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Theo đó, hộ gia đình thuộc hộ nghèo, chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ, không có khả năng tự cải thiện nhà ở và chưa được hỗ trợ nhà ở từ các chương trình, chính sách hỗ trợ khác… sẽ được vay vốn với mức tối đa 25 triệu đồng/hộ từ Ngân hàng Chính sách xã hội để xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở. Lãi suất vay là 3%/năm; thời hạn vay là 15 năm, trong đó thời gian ân hạn là 05 năm; thời gian trả nợ tối đa là 10 năm, bắt đầu từ năm thứ 6, mức trả nợ mỗi năm tối thiểu là 10% tổng số vốn đã vay.

Sau khi được hỗ trợ, các hộ gia đình phải xây dựng được nhà mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở đang có, đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 24m2 (đối với hộ độc thân không nơi nương tựa, có thể xây dựng nhà với diện tích nhỏ hơn nhưng không thấp hơn 18m2) và phải đảm bảo nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng; an toàn khi xảy ra bão, tố, lốc; tuổi thọ căn nhà từ 10 năm trở lên.

Hộ gia đình được hỗ trợ xây dựng mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định. Tuy nhiên, chỉ được chuyển nhượng sau khi đã trả hết nợ vay (cả gốc và lãi) cho Ngân hàng Chính sách xã hội.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2015.

Hành chính:

  1. 9.      CẤP THẺ BHYT CÙNG ĐĂNG KÝ KHAI SINH TRONG TỐI ĐA 20 NGÀY

Ngày 13/08/2015, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ký Quyết định số 1500/QĐ-BTP về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, ban hành mới trong lĩnh vực hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp; trong đó quy định rất cụ thể về việc liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, cấp Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi.

Cụ thể, người có yêu cầu trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “Một cửa” của UBND cấp xã; hồ sơ gồm: Tờ khai đăng ký khai sinh; Giấy chứng sinh; Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; Sổ hộ khẩu của cha, mẹ (bản chính); Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế.

Thời hạn thực hiện liên thông các thủ tục này tối đa không quá 20 ngày làm việc,  kể từ ngày nộp đủ hồ sơ; trường hợp hồ sơ, thông tin chưa đầy đủ, chưa đúng… thì thời hạn giải quyết được kéo dài thêm không quá 02 ngày làm việc; trường hợp UBND xã cách xa trụ sở cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp huyện từ 50km trở lên, giao thông đi lại khó khăn, chưa được kết nối Internet thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.

Khi thực hiện thủ tục này, cá nhân được miễn lệ phí cấp Thẻ bảo hiểm y tế và đăng ký khai sinh nhưng phải đóng lệ phí đăng ký thường trú với mức tối đa là 15.000 đồng/lần đối với các quận của thành phố trực thuộc trung ương hoặc phường nội thành của thành phố thuộc tỉnh; đối với khu vực khác, mức lệ phí tối đa bằng 50% mức nêu trên. Đồng thời, không thu lệ phí đối với trường hợp con dưới 18 tuổi của liệt sĩ, thương binh; hộ gia đình thuộc diện xóa đói, giảm nghèo; công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao… 

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Công nghiệp:

10. NĂM 2016, THÍ ĐIỂM THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký Quyết định số 8266/QĐ-BCT ngày 10/08/2015 phê duyệt Thiết kế chi tiết thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam, trong đó quy định các nhà máy điện sử dụng năng lượng gió mặt trời, địa nhiệt không phân biệt mức công suất đặt; các nhà máy thủy điện có công suất đặt từ 30MW trở xuống và các nguồn điện nhập khẩu không được tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh.

Theo Thiết kế, năm 2016, sẽ vận hành thí điểm bước 1 thị trường bán buôn điện cạnh tranh; các cơ chế của thị trường như phân bổ hợp đồng, thanh toán, bù chéo... được tính toán mô phỏng trên giấy. Trong giai đoạn này, Bộ cũng khẳng định sẽ thực hiện tái cơ cấu ngành điện theo Đề án và lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đào tạo cơ bản và chuyên sâu cho các thành viên thị trường điện.

Giai đoạn từ năm 2017 - 2018, sẽ thử nghiệm các cơ chế vận hành của thị trường bán buôn điện cạnh tranh trong thực tế; hoàn thành chuyển đổi Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia thành đơn vị hạch toán độc lập thuộc Tập đoàn Điện lực  Việt Nam trong năm 2017; hoàn thiện và vận hành thử nghiệm hệ thống công nghệ thông tin quản lý vận hành thị trường điện; tiếp tục thực hiện và hoàn thành công tác đào tạo cho các thành viên tham gia thị trường điện. Đến năm 2019, sẽ chính thức vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh.

Các đơn vị phát điện, các Tổng công ty Điện lực, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia và Công ty mua bán điện có trách nhiệm đầu tư, nâng cấp các trang thiết bị cần thiết phục vụ việc tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh theo thiết kế đã được duyệt trong phạm vi quản lý của đơn vị; chuẩn bị nguồn nhân lực, chủ động tham gia các chương trình đào tạo và bố trí nguồn kinh phí cho việc đào tạo nâng cao năng lực cho các đơn vị thành viên và hoàn thành các công tác chuẩn bị tham gia vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh trước tháng 12/2015...

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.


 

Đang truy cập: 38
Trong ngày: 146
Trong tuần: 854
Lượt truy cập: 1579615
                        

Tel: (+848) 6680 3173 - 6675 5878  Fax: (+848) 3825 1727

Hotline: 0908 006 302 - 1913 569 727

Email: hcm@namvietluat.com - thanhdanh@namvietluat.com

Website: www.namvietluat.com - www.nguoinuocngoai.com