Ảnh minh họa |
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, sau gần 5 năm triển khai thực hiện Nghị định số 115/2010/NĐ-CP đã đi vào cuộc sống, góp phần giúp các bộ, ngành, UBND các cấp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai trên thực tế công tác đổi mới quản lý giáo dục; việc phân công, phân cấp, xác định cụ thể về nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục của các bộ, ngành, UBND các cấp đã phát huy cao nhất tính chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện chức trách và nhiệm vụ được giao, tạo điều kiện thuận lợi để các bộ, ngành, UBND các cấp chủ động, sáng tạo thực thi quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý nhà nước về giáo giáo dục trên địa bàn theo từng lĩnh vực; từng bước tách được quản lý nhà nước với quản trị của các đơn vị sự nghiệp; bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội của các đơn vị sự nghiệp giáo dục (nhất là các cơ sở giáo dục đại học).
Bên cạnh đó, nhiều địa phương đã ban hành cơ chế, chính sách riêng trên cơ sở chính sách do Chính phủ quy định để phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn; kỷ cương trong công tác quản lý giáo dục đã từng bước được bảo đảm; một số địa phương đã giải quyết quyết liệt, có hiệu quả các vấn đề bức xúc kéo dài; ngành giáo dục và đào tạo ở các cấp đã được chủ động tham gia vào công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo.
Tuy nhiên, một số nội dung quy định việc quản lý các cơ sở giáo dục ở địa phương; thẩm quyền bổ nhiệm người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu các cơ sở giáo dục và đào tạo trực thuộc Sở/Phòng Giáo dục và Đào tạo; việc thực hiện tuyển dụng, sử dụng, luân chuyển, thực hiện chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục của các sở/phòng giáo dục và đào tạo; việc xây dựng vị trí việc làm và tiêu chuẩn chức danh cho các công chức, viên chức; việc quản lý các cơ sở giáo dục ngoài công lập đóng trên địa bàn tỉnh quy định tại Nghị định số 115/2010/NĐ-CP không phù hợp với thực tiễn phân cấp quản lý của bộ, ngành, địa phương; Luật Viên chức năm 2010, Luật Giáo dục Đại học năm 2012, Nghị quyết số 29-NQ/TW "về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" (gọi chung là Nghị quyết số 29-NQ/TW) và các Nghị định khác của Chính phủ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã dự thảo Nghị định gồm 11 Điều nhằm thay thế Nghị định số 115/2010/NĐ-CP. Bên cạnh việc quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự thảo cũng quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của các Bộ, UBND các cấp, trách nhiệm của Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Bổ sung trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục
So với Nghị định số 115/2010/NĐ-CP, dự thảo đã bổ sung trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục đại học theo quy định của Luật Giáo dục Đại học năm 2012 và sửa đổi, bổ sung trách nhiệm quản lý về dạy nghề theo quy định tại Nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 21/8/2009 của Chính phủ, như sau: "Đối với trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo."
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Nghị định số 70/2009/NĐ-CP đã hết hiệu lực và Chính phủ đã quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014. Tại Khoản 7 Điều 32 Nghị định số 48/2015/NĐ-CP có quy định: "Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo giúp Chính phủ thống nhất thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương theo quy định sau đây cho đến khi Chính phủ có quyết định về cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương". Hiện nay, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Giáo dục và Đào tạo đang soạn thảo 24 Thông tư liên tịch để hướng dẫn Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 và Nghị định số 48/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
Với quy định như vậy, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quản lý các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp theo các văn bản đã ban hành cho đến khi có hướng dẫn mới của cấp có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng đề xuất bổ sung phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục Đại học năm 2012, trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của các Bộ...
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
Bài viết liên quan
CÁC BÀI CŨ HƠN
Tel: (+848) 6680 3173 - 6675 5878 Fax: (+848) 3825 1727 Hotline: 0908 006 302 - 1913 569 727 Email: hcm@namvietluat.com - thanhdanh@namvietluat.com Website: www.namvietluat.com - www.nguoinuocngoai.com |