Một số quy định mới về xin giấy phép lao động cho người nước ngoài

Chỉnh phủ vừa ban hành Nghị định số 11/2016/NĐ-CP (“gọi tắt là Nghị định 11”) ngày 03 tháng 02 năm 2016 quy định chi tiết về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Nghị đinh 11 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 04 năm 2016, thay thế Nghị định số 102/2003/NĐ-CP ngày 05 tháng 09 năm 2013.

Dưới đây là một số thay đổi đáng lưu ý của Nghị định 11:

* Đối tượng người lao động nước ngoài được miễn giấy phép lao động được mở rộng thêm, bao gồm:

- Vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong một năm.

- Giáo viên, nghiên cứu sinh được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận vào giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục, đào tạo tại Việt Nam.

- Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam.

- Cá nhân có hộ chiếu công vụ vào Việt Nam làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội

* Trước đây, chuyên gia nước ngoài được định nghĩa là cá nhân bằng đại học trở lên và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc. Theo nghị định 11, yêu cầu số năm kinh nghiệm tối thiểu giảm xuống còn 3 năm, như vậy Chuyên gia được hiểu là cá nhận có bằng đại học trở lên và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc.

* Mặc dù có quy định về miễn giấy phép lao động, trong một số trường hợp người sử dụng lao động cần có xác nhận người nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trước ít nhất 7 ngày làm việc  kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc, học tập, giảng dạy.

* Tương tự như giấy phép lao động, thời hạn xác nhận người lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động không quá 02 năm.

* Đơn giản hóa thủ tục cấp giấy phép lao động

- Trước đây, văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài của Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải được cấp và nộp cùng bộ hồ sơ xin giấy phép lao động. Theo Nghị định 11, văn bản chấp thuận vẫn cần được cấp, tuy nhiên chưa quy định rõ là phải nộp báo cáo trước thời hạn bao lâu (quy định cũ là trước 30 ngày) và có nộp kèm theo hồ sơ xin giấy phép lao động hay không.

- Nếu người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần thì chỉ cần phiếu Lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp. Phiếu Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, không yêu cầu trong trường hợp này. Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể  về thời gian cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp này.

- Thời gian xử lý hồ sơ xin giấy phép lao động được rút ngày từ 10 ngày làm việc xuống 7 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động.

- Hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động được nộp trong vòng 5 đến 45 ngày trước ngày hết hạn, quy định trước đây là trong vòng 5 đến 15 ngày.

- Thời hạn của giấy khám sức khỏe là 12 tháng thay vì quy định cũ là 06 tháng.

 

Trên đây là những tóm tắt tổng quan về Nghị định 11, nó  chỉ mang tính chất tham khảo, không có giá trị áp dụng cho từng trường hợp cụ thể. Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp để nhận được sự tư vấn tốt nhất. 


 

Đang truy cập: 54
Trong ngày: 105
Trong tuần: 991
Lượt truy cập: 1592232
                        

Tel: (+848) 6680 3173 - 6675 5878  Fax: (+848) 3825 1727

Hotline: 0908 006 302 - 1913 569 727

Email: hcm@namvietluat.com - thanhdanh@namvietluat.com

Website: www.namvietluat.com - www.nguoinuocngoai.com