Bộ Tư pháp đang dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ này.
Dự thảo Nghị định kế thừa quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp tại Điều 2 Nghị định số 22/2013/NĐ-CP và sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ, quyền hạn mới được giao hoặc có điều chỉnh theo các văn bản mới được ban hành sau Nghị định số 22/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau: Bổ sung nhiệm vụ “Thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của các Bộ, cơ quan ngang Bộ; chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ chuẩn bị ý kiến của Chính phủ đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh không do Chính phủ trình và ý kiến của Chính phủ đối với kiến nghị về luật, pháp lệnh theo quy định của pháp luật” để phù hợp với Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Đồng thời, bổ sung nhiệm vụ: “Quản lý nhà nước đối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật” để phù hợp với quy định tại Điều 22 Nghị định số 52/2015/NĐ-CP; và “Làm thường trực công tác cải cách tư pháp của Chính phủ; thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ và theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ”.
Về nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 74/2012/NĐ-CP, Bộ Tư pháp sẽ phối hợp với Văn phòng Chính phủ xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp với Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính, bảo đảm phù hợp với quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và sự gắn kết chặt chẽ, đồng bộ giữa cải cách hành chính với xây dựng Chính phủ điện tử và kiểm soát thủ tục hành chính dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ theo yêu cầu Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.
Cơ cấu tổ chức
Về cơ cấu tổ chức, Bộ Tư pháp đề xuất 2 phương án. Phương án 1: Giữ nguyên mô hình tổ chức của Bộ như hiện nay, bổ sung các đơn vị thuộc Bộ mới được thành lập sau Nghị định số 22/2013/NĐ-CP và đề xuất chuyển đổi mô hình hoạt động của Vụ Kế hoạch – Tài chính thành Cục Kế hoạch – Tài chính. Phương án 2: Bổ sung các đơn vị thuộc Bộ mới được thành lập sau Nghị định số 22/2013/NĐ-CP, đề xuất thành lập lập Tổng cục xây dựng pháp luật trên cơ sở tổ chức lại các đơn vị xây dựng pháp luật thuộc Bộ Tư pháp và đề xuất chuyển đổi mô hình hoạt động của Vụ Kế hoạch – Tài chính thành Cục Kế hoạch – Tài chính.
Bộ Tư pháp có không quá 05 Thứ trưởng, trừ trường hợp đặc biệt được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục xây dựng pháp luật, Tổng cục Thi hành án dân sự và ban hành danh sách đơn vị sự nghiệp công lập khác hiện có trực thuộc Bộ.
Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
Bài viết liên quan
CÁC BÀI CŨ HƠN
Tel: (+848) 6680 3173 - 6675 5878 Fax: (+848) 3825 1727 Hotline: 0908 006 302 - 1913 569 727 Email: hcm@namvietluat.com - thanhdanh@namvietluat.com Website: www.namvietluat.com - www.nguoinuocngoai.com |