Nguồn lợi thuỷ sản là tài nguyên thuộc sở hữu toàn dân

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Luật Thủy sản (sửa đổi) quy định về hoạt động thủy sản, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động thủy sản, trách nhiệm quản lý nhà nước về thủy sản.

Dự thảo nêu rõ nguồn lợi thuỷ sản là tài nguyên thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Tổ chức, cá nhân có quyền khai thác nguồn lợi thuỷ sản theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc hoạt động thuỷ sản là bảo đảm phát triển bền vững và có trách nhiệm. Khai thác phải gắn với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, tính đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên.

Đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu; chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ tác hại của thiên tai; bảo đảm an toàn cho người, tàu cá, công trình và thiết bị; phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm thuỷ sản. Bảo đảm chia sẻ lợi ích, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng nguồn lợi thủy sản hoặc hoạt động các ngành nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi thủy sản.

Hoạt động thuỷ sản phải kết hợp với bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển; tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Chính sách hỗ trợ của nhà nước trong hoạt động thủy sản

Theo dự thảo trong từng thời kỳ, Nhà nước có chính sách cụ thể về đầu tư, hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động: Nghiên cứu, điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản; xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; các hạng mục hạ tầng thiết yếu của cảng cá, vùng nuôi trồng thủy sản, vùng sản xuất giống tập trung; trang thiết bị và duy trì hoạt động Kiểm ngư; hệ thống theo dõi, giám sát hoạt động của tàu cá. Kiểm ngư khi thi hành nhiệm vụ nếu bị thương, bị hy sinh thì được xem xét, công nhận là thương binh, liệt sỹ và được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về người có công; xây dựng các khu công nghệ cao trong hoạt động thủy sản; lưu giữ giống gốc, giống thủy sản thuần chủng.

Bên cạnh đó hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề nhằm giảm cường lực khai thác ven bờ; hỗ trợ ngư dân ổn định cuộc sống trong thời gian cấm khai thác thủy sản; hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm đối với các hoạt động trong nuôi trồng thủy sản, tàu khai thác thủy sản, tàu dịch vụ hậu cần thủy sản xa bờ; có chính sách, hỗ trợ kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong khai thác thủy sản; xúc tiến thương mại, kêu gọi đầu tư trong hoạt động thủy sản...

Cũng theo dự thảo, Nhà nước khuyến khích các hoạt động: Đầu tư phát triển hoạt động khoa học, công nghệ, đào tạo nghề, nâng cao nguồn nhân lực trong hoạt động thủy sản; thực hiện đồng quản lý hoạt động thủy sản; triển khai các mô hình tổ chức sản xuất gắn với quản lý của cộng đồng để bảo vệ nguồn lợi thủy sản và tạo sinh kế bền vững; đầu tư xây dựng vùng sản xuất giống, nuôi trồng tập trung; xây dựng trung tâm nghề cá lớn; đầu tư xây dựng khai thác, quản lý cảng cá…

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.


 

Đang truy cập: 8
Trong ngày: 78
Trong tuần: 1223
Lượt truy cập: 1594205
                        

Tel: (+848) 6680 3173 - 6675 5878  Fax: (+848) 3825 1727

Hotline: 0908 006 302 - 1913 569 727

Email: hcm@namvietluat.com - thanhdanh@namvietluat.com

Website: www.namvietluat.com - www.nguoinuocngoai.com